Đơn vị đồng hành
Nhà tài trợ kim cương
Racenter
Racenter
Cuộc thi Data for Life mùa 3

Hack for growth 2025

Cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ do Bộ Công an tổ chức để giải quyết những vấn đề “Điểm Nghẽn” trong cuộc sống

Hack for Growth 2025

Giới thiệu cuộc thi

Hack for Growth 2025 là mùa thứ 3 của cuộc thi Data For Life do Bộ Công an tổ chức, nhằm tìm kiếm các giải pháp công nghệ đột phá ứng dụng dữ liệu để phục vụ chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Cuộc thi hướng đến việc giải quyết các “điểm nghẽn” trong cuộc sống bằng sáng tạo dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, blockchain và big data.

Cuộc thi là cơ hội để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và sinh viên cùng đóng góp ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia vì một Việt Nam phát triển bền vững.

Xem thể lệ Tìm hiểu thêm

Hack for Growth 2025

Ai có thể tham gia?

Hack for Growth 2025

Lộ trình cuộc thi

Vòng Hồ sơ
11/06/2025 - 11/08/2025
Đội thi đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến
Lựa chọn đề tài phù hợp từ “Ngân hàng ý tưởng
Nội dung mỗi ý tưởng tầm không quá 500 chữ
BTC đánh giá, chọn lọc và công bố danh sách đội vào vòng trong
Vòng Hồ sơ
Vòng Chinh phục
Vòng Chinh phục
09/09/2025 – 09/11/2025

  • Các đội xây dựng và phát triển sản phẩm mẫu
  • Được mentor hỗ trợ kỹ thuật, nội dung và dữ liệu
  • Trình bày tiến độ theo từng giai đoạn, hoàn thiện tính năng cốt lõi

Vòng triển lãm
21/11/2025 – 22/11/2025
Trưng bày, demo sản phẩm trước công chúng và chuyên gia
Kết nối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước
Các đội thi có thể nhận góp ý và hỗ trợ phát triển tiếp tục
Vòng triển lãm
Chung kết
Chung kết
26/11/2025
06 đội xuất sắc trình bày dự án trước BGK
Công bố sản phẩm đoạt giải và trao gói ươm tạo hỗ trợ sau cuộc thi
Giải thưởng hấp dẫn

với tổng giá trị
690 triệu đồng

Giải nhất
500.000.000 VNĐ
Giải NHì
100.000.000 VNĐ
Giải Ba
50.000.000 VNĐ
Tổng giải phụ lên đến
40.000.000 VNĐ

Ngân hàng ý tưởng

Các vấn đề thực tế từ người dân và tổ chức trong các lĩnh vực hành chính, giáo dục, môi trường, y tế… để đội thi lựa chọn giải quyết.

Hiện nay, việc phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch và các bệnh di truyền tại Việt Nam còn hạn chế do chưa tận dụng được công nghệ gen hiện đại. Việc thiếu một hệ thống phân tích dữ liệu di truyền (ADN SNP) trên quy mô lớn khiến các biện pháp y tế dự phòng chưa đạt hiệu quả cao.
Hằng ngày tại TP.HCM, hàng chục nghìn người sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển chính. Tuy nhiên, nhiều tuyến xe buýt thường xuyên bị trễ giờ, không có lịch trình rõ ràng và không có thông tin cập nhật theo thời gian thực. Điều này gây khó khăn cho người dân trong việc sắp xếp thời gian di chuyển, đặc biệt là học sinh, sinh viên và người lao động. Nguyên nhân chính là do chưa có hệ thống quản lý và theo dõi xe buýt hiện đại, tích hợp GPS và cập nhật thông tin trực tuyến.
Phân mảnh hệ thống: Mỗi loại hình vận tải như xe khách, xe buýt, tàu hỏa, đường sắt đô thị đều có hệ thống bán vé và thanh toán riêng biệt, không đồng bộ. Thanh toán chủ yếu thủ công: Nhiều tuyến xe khách, buýt liên tỉnh vẫn bán vé trực tiếp, thanh toán tiền mặt. Chưa có nền tảng thanh toán liên thông quốc gia cho các phương tiện giao thông công cộng.
Tại nhiều đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng nhưng thông tin cảnh báo không kịp thời hoặc thiếu chính xác. Người dân, đặc biệt là nhóm dễ tổn thương như người già, trẻ em, không có giải pháp nào để chủ động bảo vệ sức khỏe
Hiện nay, tại Việt nam có khoảng 70.000 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn, và rất lớn; bao gổm rất nhiều hoạt động liên quan tới chuỗi cung ứng Logistics (từ lên đơn hàng tới vận chuyển, lưu kho, phân phối ra thị trường và cung cấp đến Người dùng cuối,...). Tuy nhiên, hiện chưa có bất ký nền tảng, giải pháp nào thực hiện toàn trình các hoạt động trên. Các Doanh nghiệp hiện đang triển khai các Giải pháp thành phần, nhiều công đoạn ngắt quãng, chưa có sự liên kết toàn diện trong chuỗi cung ứng Logistics. Các Doanh nghiệp hiện cũng đang triển khai rất nhiều giải pháp của các Nhà cung cấp Dịch vụ CNTT khác nhau, hoàn toàn không có sự liên kết trong việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau. Do vậy, hiện đang tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý, khai thác, hoạt động tối ưu của các Doanh nghiệp Logistics này.
1. Chiếm đa số nhưng thiếu năng lực quản trị và dữ liệu minh bạch (đóng góp 50% GDP) 2. Chưa có hệ thống đánh giá năng lực chính thức, khách quan cho SME 3. Thiếu nền tảng số để chia sẻ và theo dõi năng lực doanh nghiệp
Cơ sở vật chất & hỗ trợ kỹ thuật

Được trang bị đầy đủ để phát triển sản phẩm

  • Phòng Lab tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM
  • Thiết bị hỗ trợ: máy chủ, kit Arduino, camera, cảm biến…
  • Không gian làm việc tại các đại học lớn: VinUni, FPT, ĐHBK…
  • API & dữ liệu mở có kiểm soát
  • Mentor, tư vấn kỹ thuật, kiểm tra định kỳ

Đơn vị đồng hành

Hãy đăng ký tham gia Hack for Growth 2025, đưa ý tưởng của bạn thành sản phẩm mang lại giá trị thật cho xã hội.

Đăng kí dự thi