PB-091
Đề xuất
Xây dựng nền tảng CĐS cho các Doanh nghiệp Logistics: Nền tảng quản lý đơn hàng, quản lý vận chuyển & phân phối, quản lý kho hàng, nền tảng số cho chuỗi dịch vụ logistics, giúp kết nối các các bên liên quan trong chuỗi (cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận, kho...) để chia sẻ dữ liệu,... Ngoài ra, hệ thống có thể ứng dụng, tích hợp công nghệ 4.0 như AI, IoT, Big Data và tự động hóa (RPA) để nâng cao hiệu quả vận hành và giảm chi phí. Nền tảng Giải pháp bao gồm: - Quản lý Đơn hàng (Order Management Platform - OMP) - Quản lý Vận chuyển & Phân phối (Transportation & Delivery Management - TMS) - Quản lý Kho hàng (Warehouse Management System - WMS/iWMS) - Cổng kết nối Chuỗi Logistics (Logistics Interconnect Hub): Kết nối cảng, hãng tàu, forwarder, kho, trung tâm phân phối; Đồng bộ chứng từ vận tải (eDO, eBL, booking...); Cảnh báo lịch trình, thay đổi ETA, phối hợp khai báo hải quan điện tử; Chia sẻ dữ liệu container, hàng hóa, phương tiện qua API/Open Data - Quản lý Khách hàng & Đối tác (CRM + Partner Portal) - Tích hợp Chatbot, chăm sóc khách hàng, khảo sát NPS - Cổng giao tiếp điện tử giữa shipper – logistics – consignee - Kết nối với các bên thứ ba: Cảng vụ, Hải quan, Vận tải đường sắt, Vận tải thủy, Hệ thống quản lý tàu biển; Các hãng logistics toàn cầu như Maersk, DHL, FedEx, Cainiao...
Đối tượng
Toàn bộ các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics; các Nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và thậm chí cả Người dùng cuối chưa có cái nhìn tổng thể về các hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng Dịch vụ Logistic.
Tác động
- Các Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng khó cạnh tranh với các nước trong Khu vực. - Chi phí cho các công cụ, hệ thống CNTT hỗ trợ hoạt động, khai thác của các Doanh nghiệp Logistics còn quá cao. - Rút ngắn được thời gian giao hàng & vận chuyển
Thời điểm, Bối cảnh
Theo dự báo, đến năm 2025, quy mô thị trường logistics Việt Nam sẽ đạt 45-50 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm. Tuy nhiên, chi phí cho Dịch vụ Logistic vẫn còn ở mức cao so với các nước trong Khu vực và thế giới, dẫn tới khó cạnh tranh cho các Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Do vậy, cần thiết triển khai 1 nền tảng dùng chung, tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao cho các Doanh nghiệp Logistics khai thác, sử dụng.
Thực trạng
Hiện nay, tại Việt nam có khoảng 70.000 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn, và rất lớn; bao gổm rất nhiều hoạt động liên quan tới chuỗi cung ứng Logistics (từ lên đơn hàng tới vận chuyển, lưu kho, phân phối ra thị trường và cung cấp đến Người dùng cuối,...). Tuy nhiên, hiện chưa có bất ký nền tảng, giải pháp nào thực hiện toàn trình các hoạt động trên. Các Doanh nghiệp hiện đang triển khai các Giải pháp thành phần, nhiều công đoạn ngắt quãng, chưa có sự liên kết toàn diện trong chuỗi cung ứng Logistics. Các Doanh nghiệp hiện cũng đang triển khai rất nhiều giải pháp của các Nhà cung cấp Dịch vụ CNTT khác nhau, hoàn toàn không có sự liên kết trong việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau. Do vậy, hiện đang tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý, khai thác, hoạt động tối ưu của các Doanh nghiệp Logistics này.
Hãy đăng ký tham gia Hack for Growth 2025, đưa ý tưởng của bạn thành sản phẩm mang lại giá trị thật cho xã hội.
Đăng kí dự thi